You are not connected. Please login or register


๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Trong căn nhà gia nhân
Nhà Fedor Pavlovich không phải ở ngay trung tâm thành phố nhưng cũng không hẳn ở ngoại ô. Ngôi nhà khá cũ kỹ, nhưng bề ngoài nom dễ thương: một tầng, có gác nóc, sơn xám, lợp tôn đỏ. Tuy vậy nó còn vững chãi chán, rộng rãi và tiện lợi. Trong nhà có nhiều buồng kho, nhiều xó xỉnh và những cầu thang bất ngờ. Nhà có chuột, nhưng Fedor Pavlovich cũng không lấy thế làm bực tức gì cho lắm. "Dù sao tối đến cũng không buồn tẻ quá khi ta chỉ có một mình". Quả thực là ông có thói quen ban đêm cho đầy tớ xuống ngủ nhà dưới, còn ông khoá cửa ở trên nhà một mình suốt đêm. Căn nhà dưới ấy ở sân, rộng thênh thang và vững chãi, Fedor Pavlovich đặt bếp ở đấy, tuy nhà trên cũng có bếp: ông ta không ưa mùi nhà bếp, và thức ăn phải đưa lên qua sân, đông cùng mùa hè. Nói chung ngôi nhà xây cho một gia đình lớn: có thể chứa được một số người nhiều gấp năm, cả chủ lẫn đầy tớ. Nhưng vào lúc xảy ra câu chuyện này, trên nhà chỉ có Fedor Pavlovich và Ivan Fedorovich, còn ở căn nhà dưới của gia nhân chỉ có ba người đầy tớ: lão Grigori, mụ Marfa vợ lão và Xmerdiakov, gã đầy tớ khá trẻ. Cần nói kỹ hơn chút nữa về ba nhân vật này. Về lão Grigori Vaxilievich thì chúng ta nói khá nhiều rồi. Đấy là một con người cứng rắn và kiên cường, bền gan đi thẳng tới đích của mình, miễn là cái đích ấy, do nhưng nguyên nhân nào đó (thường là phi lôgic kỳ lạ), được lão coi là chân lý hiển nhiên. Nói chung lão là người chính trực và không mua chuộc được. Vợ lão, Marfa Ignatievna, mặc dù suốt đời một mực tuân theo ý chồng, đã có lần dầy dà chồng ghê gớm, chẳng hạn ngay sau khi giải phóng nông nô, mụ cứ nằng nặc đòi bỏ Fedor Pavlovich đi Moskva để buôn bán lặt vặt gì ở đó (hai vợ chồng cũng có được tý tiền). Nhưng ngay hồi ấy Grigori đã quyết định, một lần dứt khoát, là mụ nói tầm bậy. "vì đàn bà ả nào cũng bất nghĩa bất nghì", nhưng bỏ chủ cũ mà đi thì không được, dù chủ thế nào đi nữa, "vì bây giờ bổn phận của họ là như vậy".
- Bà có hiểu thế nào là bổn phận không? - Lão nói với vợ.
- Tôi hiểu. Ông Grigori Vaxilievich ạ, nhưng sao chúng ta lại có bổn phận phải ở lại đây dù tôi chẳng hiểu gì cả. - Marfa Ignatievna trả lời dứt khoát.
- Không hiểu thì thôi, nhưng vẫn cứ phải như vậy. Từ nay đừng nói nữa.
Đúng như thế: họ không đi, Fedor Pavlovich ấn định cho họ một khoản tiền còng nhỏ thôi, nhưng trả sòng phẳng. Thêm nữa Grigori biết rằng lão có ảnh hưởng không chối cãi được đối với chủ. Lão cảm thấy như thế, và cũng hợp lý thôi: tay hề ranh mãnh và bướng bỉnh Fedor Pavlovich tính tình rất cương quyết "trong một số việc của đời sống", theo lối nói của chính ông ta, nhưng lại rất non gan trong "một số sự việc khác của đời sống", điều mà chính ông ta cũng lấy làm lạ. Chính ông ta biết đó là những việc gì. Ông ta biết và có nhiều điều ông ta sợ. Trong đời có những trường hợp cần đề phòng cẩn thận, khi ấy không có một người trung thành thì thật gay, mà Grigori là người trung thành bậc nhất: trong cuộc đời bon chen của mình, đã nhiều lần Fedor Pavlovich có thể bị ăn đòn, và ăn đòn đau, nhưng bao giờ ông ta cũng được Grigori cứu thoát, tuy sau mỗi lần như thế lão đều la rầy ông đến rát tai. Nếu chỉ là bị đánh thôi thì có lẽ Fedor Pavlovich không sợ: có những trường hợp hơn thế, thậm chí rất tinh vi và phức tạp, mà khi ấy, chính Fedor Pavlovich có lẽ cũng không hiểu tại sao ông tức khắc cảm thấy hết sức cần một người thân tín trung thành. Đấy là những trưởng hợp gần như bệnh hoạn: là một kẻ hết sức truỵ lạc và nhiều khi dâm đãng đến tàn bạo, như một con sâu độc, đôi khi, vào nhưng lúc say, bỗng dưng Fedor Pavlovich cảm thấy một nỗi sợ hãi không đâu, một cơn chấn động tinh thần có ảnh hưởng gần như về mặt thể xác trong tâm hồn. "Những lần ấy tâm hồn tôi như run rẩy trong cổ họng" - đôi khi ông ta nói như vậy. Những lúc ấy ông ta thích bên cạnh mình, dù không phải ở cùng phòng, mà ở nhà dưới, có một người tin cẩn, cương quyết, không truỵ lạc như ông ta, nay nhìn thấy tất cả những trò phóng đãng đang diễn ra và biết hết mọi bí mật, nhưng vì trung thành mà dung thứ hết, không chống lại, nhất là không trách móc và không doạ nạt ông bằng bất cứ hình phạt gì trong cuộc đời hiện nay hay ở kiếp sau; khi cần thì sẽ bảo vệ ông - chống lại ai? Chống lại kẻ nào đó không biết, nhưng ghê gớm và nguy hiểm. Cái chính là nhất thiết phải có một người khác, một người thân thiết lâu năm mà lúc đau buồn có thể gọi đến chỉ để chăm chú nhìn vào mặt, có thể trao đổi một lời dù là tầm phơ, và nếu người đó không hề cáu kỉnh thì nỗi lòng vợi hẳn đi, còn nếu người đó cáu kỉnh thì trong lòng càng buồn thêm. Có khi (tuy là rất hiếm) Fedor Pavlovich đương đêm xuống nhà dưới đánh thức Grigori dậy, bảo lão lên với ông ta một lát. Lão lên, ông ta nói nhưng chuyện hết sức vẩn vơ, rồi lát sau cho lão xuống nhà, đôi khi thậm chí giễu cợt và pha trò, rồi nhổ một bãi nước bọt, đi nằm và ngủ một giấc ngon lành của người công chính. Ngay cả sau khi Aliosa về nhà cũng đã xảy ra một trò gì tương tự như thế. Aliosa "đâm thủng tim" ông vì anh "nhìn thấy hết và không chê trách gì". Hơn thế nữa, ở anh còn có một điều chưa từng thấy: anh hoàn toàn không khinh ông già, trái lại bao giờ cũng dịu dàng với ông, thương mến ông một cách hoàn toàn thẳng thắn, tự nhiên, tuy ông chẳng xứng đáng được như thế. Đối với lão già dâm đãng sống độc thân, tất cả những điều đó hoàn toàn bất ngờ, hết sức bất ngờ đối với một người như ông ta trước nay chỉ ham thích "cái bỉ ổi". Aliosa đi rồi, ông ta tự thú với mình rằng ông ta đã hiểu được điều gì trước nay ông ta không muốn hiểu.
Khi mới vào câu chuyện, tôi đã nói rằng Grigori ghét Adelaida Ivanovna, người vợ đầu tiên của Fedor Pavlovich và mẹ của con trai cả của ông - Dmitri Fedorovich - và trái lại, lão bênh người vợ thứ hai mắc bệnh "ngộ dại" của chủ, Xofia Ivanovna, chống lại chính ông chủ và bất cứ ai thốt ra một lời tồi tệ hay nông nổi về bà ta. Thiện cảm của lão đối với người đàn bà bất hạnh ấy biến thành cái gì thiêng liêng đến mức hai mươi năm sau lão vẫn không chịu nổi khi bất kỳ ai nói xấu bà chủ và lão lập tức phản đối kẻ xúc phạm. Vẻ ngoài Grigori là một người lạnh lùng và nghiêm trang, không nhiều lời, nói ra là xác đáng, chắc nịch.
Thoạt gặp không thể đoán chắc được lão có yêu người vợ ngoan ngoãn tận tuỵ không, thế nhưng lão thực sự yêu vợ, và bà vợ cố nhiên cũng biết như thế. Marfa Ignatievna chẳng những không đần mà có lẽ còn tinh khôn hơn chồng, ít ra cũng chín chắn hơn trong đời sống, nhưng mụ nhẫn nại phục tùng chồng vô điều kiện, ngay từ khi thành vợ thành chồng, hiển nhiên là mụ kính trọng chồng vì đức độ cao cả. Đáng chú ý là hai vợ chồng cả đời rất ít nói với nhau, ngoài những điều hết sức cần thiết và những việc hàng ngày. Grigori nghiêm trang và oai vệ chỉ nghiền ngẫm một mình mọi công việc và ưu tư của mình, vì thế Marfa Ignatievna đã từ lâu hiểu rõ dứt khoát rằng chồng không cần đến lời bàn của mụ. Mụ cảm thấy rằng chồng quý trọng sự im lặng đó của mụ và cho như thế là khôn ngoan. Lão không bao giờ đánh vợ, trừ có một lần, nhưng cũng nhẹ thôi.
Năm đầu tiên sau khi Adelaida Ivanovna và Fedor Pavlovich thành hôn, có lần đàn bà con gái trong làng hồi ấy còn là nông nô, tụ họp ở sân nhà chủ để hát và nhảy. Họ hát bài "Trong những đồng cỏ" và Marfa Ignatievna, hồi ấy còn trẻ, bỗng nhảy ra đi điệu vũ Nga bằng một kiểu đặc biệt, không như các bà trong làng, mà như mình vẫn nhảy hồi còn là người hầu trong gia đình Miuxov giàu có: những người biểu diễn vũ trên sân khấu nhà họ đều được một vũ sư ở Moskva về dạy cho. Grigori thấy vợ nhảy rất chi là "điệu", và một giờ sau, ở nhà ông ta cho vợ bài học, nắm tóc giúi nhẹ mấy cái. Nhưng việc đánh vợ chỉ có độc một lần như thế thôi, không tái diễn lần nào, vả lại từ đó Marfa Ignatievna thề không nhảy nhót gì nữa.
Trời không cho họ có con, sinh được một đứa nhưng bỏ mất rồi, Grigori rõ ràng là yêu trẻ, mà lão cũng không giấu giếm điều đó nghĩa là nói ra mồm không ngượng ngập. Khi Adelaida Ivanovna bỏ nhà trốn đi, lão đem Dmitri Fedorovich mới lên ba về nuôi, chăm nom thằng bé gần một năm, tự tay chải đầu cho nó, tự tay tắm rửa cho nó trong chiếc chậu giặt. Rồi lão chăm nom cho Ivan, cả Aliosa, vì thế mà lão được ăn cái tát; nhưng về chuyện ấy tôi đã kể đầy đủ rồi. Còn chính con lão chỉ đem lại cho lão niềm vui sướng hy vọng lúc Marfa Ignatievna còn mang thai. Khi đã ra đời, nó làm cho lão đau xót và khiếp sợ. Số là đứa bé sinh ra có sáu ngón tay. Thấy thế Grigori chán nản đến nỗi chẳng những không hé răng nửa lời cho đến ngày làm lễ rửa tội, và cố ý lánh ra vườn để khỏi nói năng gì. Bấy giờ là mùa xuân, suốt ba ngày lão đánh luống rau trong vườn, đến ngày thứ ba phải làm lễ rửa tội cho đứa bé. Lúc ấy Grigori đã nghĩ ra một cách. Trong nhà đã có mặt cha xứ, khách khứa và chính Fedor Pavlovich đến để làm cha đỡ đầu, Grigori vào và đột nhiên tuyên bố là "không nên làm lễ rửa tội" cho đứa bé, lão nói khẽ thôi, không nhiều lời, khó nhọc thốt ra từng tiếng, chỉ giương mắt ngây ngô nhìn linh mục chằm chằm.
- Sao lại thế? - Linh mục hỏi, vẻ ngạc nhiên và vui vẻ.
- Là bởi vì đấy là… con rồng… - Grigori ấp úng.
- Sao lại rồng, rồng nào?
Grigori im lặng một lúc.
- Thiên nhiên lầm lộn… - Lão ấp úng, nói không rõ ràng, nhưng rất kiên quyết và dễ thấy là lão không muốn dài lời thêm nữa.
Người ta cười và dĩ nhiên là vẫn cứ làm lễ cho đứa bé tội nghiệp. Grigori nhiệt tâm cầu nguyện bên chậu nước làm lễ, nhưng không thay đổi ý kiến về đứa bé mới sinh. Tuy nhiên, lão không cản trở gì hết, có điều suốt mấy tuần lễ đứa bé ốm yếu còn sống, lão hầu như không nhìn đến nó, thậm chí không muốn nhận thấy là có nó, và phần lớn thời gian lão đi khỏi nhà.
Nhưng hai tuần sau khi đứa bé chết vì bệnh tưa mồm thì lão tự tay đặt nó vào cỗ quan tài nhỏ, hết sức buồn rầu nhìn nó, và khi người ta lấp cái huyệt nhỏ, đào nông thì lão quỳ xuống, rạp mình sát đất trước nấm mồ. Từ đó, suốt nhiều năm lão không hề nhắc đến con mình lần nào, cả Marfa Ignatievna cũng không bao giờ nhắc đến đứa con trước mặt chồng, còn khi buộc phải nói với ai về "con mình" thì chỉ nói thì thầm, cho dù là Grigori không có mặt ở đấy. Theo nhận xét của Marfa Ignatievna, từ sau khi chôn đứa bé, ông chồng đâm ra mê mải chăm "việc thần linh", đọc kinh Treti-minei, đeo cặp kính tròn to tướng gọng bạc lên và phần nhiều là lẳng lặng đọc một mình. Ít khi lão đọc thành tiếng, trừ phi vào tuần chay. Lão thích cuốn Jov, lão kiếm đâu ra được tập lời giảng và giáo lý của "Cha Ixaac người Sy-ri của chúng ta, đấng rao truyền ý Chúa", lão kiên gan đọc nhiều năm mà hầu như chẳng hiểu gì cả. Gần đây lão bắt đầu chú ý tìm hiểu kỹ giáo phái Khlưxtư, nhờ có những người hàng xóm mà lão có dịp làm việc đó, rõ ràng lão xúc động mãnh liệt, nhưng lão chưa có ý theo đạo mới. Do đọc nhiều thánh kinh, dĩ nhiên diện mạo lão càng có vẻ trịnh trọng hơn;
Có lẽ lão có khuynh hướng thần bí. Vậy mà như có sự sắp đặt sẵn, việc đứa con sáu ngón ra đời và chết lại trùng khớp với một việc tình cờ khác hết sức lạ lùng, bất ngờ, kỳ dị mà như lời lão nói sau này, đã để lại "dấu ấn" trong tâm hồn lão. Chuyện là thế này: đúng hôm chôn đứa con sáu ngón, Marfa Ignatievna đương đêm thức giấc, nghe như có tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Mụ sợ hãi đánh thức chồng dậy. Lão lắng tai nghe và nhận xét rằng có tiếng ai rên thì đúng hơn, "hình như tiếng đàn bà". Lão trở dậy, mặc quần áo, đấy là một đêm tháng năm khá ấm áp. Ra đến thềm, lão nghe thấy rõ tiếng rên ở trong vườn. Nhưng ban đêm vườn khoá từ phía sân, và ngoài lối đi đó thì không vào vườn được vì khắp xung quanh là tường rào chắc chắn và cao. Grigori vào nhà thắp đèn, lấy khoá vườn và không để ý gì đến sự sợ hãi điên cuồng của vợ - vợ lão càng tin chắc rằng mụ nghe thấy tiếng khóc, chắc là thằng bé gọi mụ - và lão lặng lặng đi ra vườn. Đến đây lão hiểu rõ ràng tiếng rên vọng ra từ buồng tấm hơi ở trong vườn, cách cửa rào không xa, và đúng là tiếng rên của đàn bà. Mở cửa buồng tắm, lão thấy một cảnh tượng khiến lão sững người: cô gái ngây dại vẫn đi lang thang trên các đường phố và cả thành phố đều biết, biệt hiệu là ELizaveta Xmerdiasaia, đã vào được buồng tắm và vừa sinh một đứa con. Đứa hài nhi nằm cạnh cô ta, còn cô ta đang hấp hối. Cô ta chẳng nói năng gì, vì một lẽ đơn giản là cô ta không biết nói. Nhưng tất cả những điều đó cần phải giải thích riêng.

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Spoiler:

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Lời xưng tội của một trái tim nồng nhiệt: qua những vần thơ
Nghe lời quát bảo của bố từ trên cỗ xe ngựa đang rời khỏi tu viện, Aliosa vẫn đứng im tại chỗ một lúc, hết sức băn khoăn. Không phải là anh đứng trơ ra như cây cột, không phải thế. Trái lại mặc dù hết sức lo lắng, anh đã kịp tức khắc xuống bếp nhà Cha viện trưởng dò hỏi xem bố mình đã gây chuyện gì ở trên nhà. Sau đó anh ra đi, hy vọng trên đường về thành phố anh sẽ tìm được cách gì giải quyết vấn đề giày vò anh. Tôi xin nói trước: lời ông bố quát thét ra lệnh cho anh phải trở về nhà, mang theo "Chăn gối nệm giường" không làm anh sợ chút nào. Anh hiểu quá rõ ràng cái lệnh như thế, công nhiên nói ra trước mọi người và lại làm ra bộ quát nạt, chỉ là "cơn bốc đồng", thậm chí có thể nói là để làm mẽ, chẳng khác gì mới đây trong thị trấn của họ, một người quá chén trong bữa tiệc mừng ngày lễ thánh của chính mình, bực tức vì người ta không cho ông ta uống rượu thêm nữa, ngay trước mắt khách khứa đã đập vỡ bát đĩa của nhà, xé cả áo của mình và của vợ, đập phá đồ đạc, cuối cùng đập cả kính cửa, cũng chỉ để làm mẽ; với bố anh hôm nay cố nhiên đại loại cũng như thế. Hôm sau tỉnh rượu, cố nhiên cái người đã quá trớn kia tiếc số đĩa chén bị đập vỡ. Aliosa biết rằng hôm sau chắc ông già sẽ cho anh trở lại tu viện, thậm chí có thể ngay hôm nay cũng chưa biết chừng. Thêm nữa anh tin chắc rằng ai không biết, chứ riêng anh thì bố không muốn làm phiền lòng. Aliosa tin chắc rằng trên đời chẳng bao giờ có ai muốn xúc phạm đến anh, chẳng những không muốn mà còn không thể có chuyện ấy nữa kia. Đối với anh đấy là một tiên đề đã được xác lập vĩnh viễn, không cần lý lẽ gì hết, và về mặt này anh cứ thẳng đường tiến bước, không một chút do dự.
Giây phút ấy lòng anh thấp thỏm một nỗi sợ khác, thuộc loại hoàn toàn khác hẳn, điều càng khổ tâm hơn là chính anh không định rõ được nó là cái gì, đúng ra đấy là sợ một người phụ nữ, chính là sợ Ekaterina Ivanovna đã gửi cho anh bức thư ngắn mà bà Khokhlakova vừa chuyển cho anh, trong đó nàng khẩn khoản mới anh đến có chuyện gì không rõ. Đòi hỏi đó và việc anh nhất định phải đến gây nên trong tâm tư anh một nỗi giày vò. Suốt buổi sáng và càng về sau cảm giác ấy càng nhức nhối hơn, mặc dù sau đó đã xảy ra những cảnh om sòm và những chuyện bất ngờ ở tu viện, rồi ở nhà Cha viện trưởng, v.v… Anh sợ không phải vì anh không biết nàng sẽ nói gì với anh và anh sẽ trả lời nàng ra sao. Và không phải anh sợ phụ nữ nói chung: cố nhiên anh ít biết phụ nữ, nhưng dẫu sao, suốt đời, từ thuở ấu nhi cho đến lúc vào tu viện, anh chỉ ở với phụ nữ. Anh sợ người phụ nữ ấy, sợ chính Ekaterina Ivanovna. Anh sợ nàng ngay từ lần đầu gặp nàng. Anh gặp nàng chỉ một vài lần, thậm chí có lẽ ba lần, có lần tình cờ anh còn nói với nàng mấy lời. Anh nhớ lại nàng là một cô gái xinh đẹp, kiêu hãnh, hách dịch. Nhưng không phải sắc đẹp của nàng giày vò anh, mà là một cái gì khác. Chính vì không giải thích được vì sao mà sợ nên giờ đây càng sợ thêm. Cô gái ấy theo đuổi những mục đích cao quý: anh biết. Nàng tìm cách cứu Dmitri, kẻ có tội với nàng, mà nàng làm như thế chỉ vì độ lượng. Thế nhưng, mặc dù biết rõ rằng mình không thể không công bằng với tất cả những tình cảm cao quý và độ lượng ấy, càng đến gần nhà nàng anh càng cảm thấy lạnh sống lưng.
Anh cho rằng anh sẽ không gặp Ivan Fedorovich ở đấy, tuy Ivan rất thân với nàng: lúc này Ivan chắc đang ở nhà bố, Dmitri lại càng không có ở nhà Ekaterina. Aliosa linh cảm thấy tại sao. Như vậy chỉ có hai người nói chuyện với nhau. Trước khi bước vào cuộc nói chuyện tai ác ấy, Aliosa rất muốn ghé qua nhà Dmitri để gặp anh mình. Không cần đưa bức thư ra, anh có thể nói với Dmitri một điều gì. Nhưng, nhà Dmitri ở xa, và chắc bây giờ cũng không có nhà. Anh đứng tại chỗ một lát, rồi cuối cùng anh quyết định. Anh làm dấu thánh bằng một cử chỉ quen thuộc và vội vã, mỉm cười cái gì không rõ và cả quyết đi đến gặp người phụ nữ đáng sợ ấy.
Anh biết nhà nàng. Nhưng nếu ra Phố Lớn, rồi qua quảng trường và vân vân thì không phải là gần lắm đâu. Thành phố chúng tôi không lớn, nhung phân bổ hết sức rải rác, từ khu vực này đến khu vực khác khá xa. Vá lại, ông già đang chờ anh, có lẽ ông vẫn chưa quên việc ông ra lệnh cho anh phải về nhà, có thể ông sẽ lại nổi tính đồng bóng, vì vậy cần gấp vội lên để kịp đến đấy và mau mau về nhà. Vì những lý do ấy, anh quyết định đi tắt qua lối sân sau cho nhanh, ngõ ngách trong thành phố anh biết rõ như năm đầu ngón tay mình. Đi lối sân sau tức là hầu như không có đường, men theo các bờ tường vắng vẻ, đôi khi trèo qua hàng rào nhà người ta, đi qua những mảnh sân nhà ở đó ai cũng biết anh và mọi người đều chào hỏi anh. Đi cách ấy anh có thể rút ngắn được nửa đường ra Phố Lớn. Ở một chỗ, anh phải đi qua sát cạnh nhà bố, phải qua một khu vườn cạnh vườn nhà, khu vườn này thuộc về một căn nhà nhỏ cũ kỹ, xiêu vẹo có bốn cửa sổ Aliosa biết rằng người chủ nhà này là một bà lão tiểu thị dân cụt chân sống với cô con gái trước là một cô hầu phòng văn minh, thủ dô, mới đây cô ta còn đi làm cho các nhà quan, nhưng chừng một năm nay mẹ ốm nên cô ta ở nhà, song lúc nào cũng vẫn diện những bộ cánh sang trọng. Bà lão này và cô con gái đã lâm vào cánh nghèo túng ghê gớm, thậm chí hàng ngày vẫn sang bếp nhà Fedor Pavlovich xin súp và bánh mì. Marfa Ignanevna sẵn lòng đãi họ. Cô con gái này phải đi xin súp, song không bán một bộ cảnh nào cả, thậm chí cô ta có một bộ áo đuôi dài lê thê.
Điều này Aliosa biết được cũng là hoàn toàn tình cờ, qua anh bạn Rakitin của mình - Rakitin biết hết mọi chuyện trong cái thành phố nhỏ của họ, - nhưng rồi dĩ nhiên Aliosa cũng quên ngay.
Nhưng bây giờ đến vườn nhà bà hàng xóm, anh chợt nhớ đến chính cái đuôi áo ấy, đang cúi đầu ngẫm nghĩ anh ngẩng phắt lên và bỗng xảy ra một cuộc gặp gỡ hết sức bất ngờ:
Phía sau dảy rào khu vườn hàng xóm, Dmitri Fedorovich đứng lên cái gì không rõ, lộ hình đến ngực, ra sức vung hai tay làm hiệu gọi anh, rõ ràng là chẳng những không dám thét to, mà thậm chí không dám gọi thành tiếng sợ người ta nghe thấy. Aliosa lập tức chạy đến gần hàng rào.
- May mà chú ngoảnh lại nhìn, không thì suýt nữa tôi gọi to lên. - Dmitri Fedorovich vội vã thì thầm với em bằng giọng sung sướng. - Trèo vào đấy! A, chú đến thật tuyệt quá. Tôi vừa nghĩ đến chú…
Chính Aliosa cũng mừng, anh chỉ băn khoăn không biết làm cách nào vượt qua rào. Nhưng "Mitia" đưa bàn tay lực sĩ đỡ khuỷu tay em, giúp em nhảy qua. Aliosa vén áo thụng, nhảy qua khéo léo như một tràng bé chân đất ở thành phố.
- Nào thôi, ta đi đi! - Mitia buột thốt lên, giọng thì thầm hoan hỉ.
- Đi đâu?
Aliosa cũng thì thầm, nhìn khắp xung quanh và thấy mình ở trong một khu vườn hoàn toàn vắng vẻ, chẳng có một ai ngoài hai anh em. Vườn nhỏ thôi, nhưng ngôi nhà nhỏ của chủ nhân cách họ không dưới năm chục bước. Ở đây có ai đâu, việc gì anh phải nói thầm?
- Việc gì phải nói thầm à? A, quái quỷ! - Dmitri Fedorovich bỗng lớn tiếng nói oang oang. - Ừ, việc gì tôi phải thì thầm nhỉ? Chú thấy đấy, trong thiên nhiên bỗng dưng có thể xảy ra sự lộn xộn như thế đó. Tôi náu mình ở đây để rình mò một bí mật. Rồi tôi sẽ giải thích, nhưng vì đây là sự bí mật nên tự dưng tôi nói năng một cách bí mật, tôi thì thầm như một thằng ngốc, tuy là không cần thiết. Ta đi đi! Đến đằng kia! Chú hãy cứ im lặng đã nhé! Tôi muốn hôn chú.
Sáng danh Chúa cả trên đời!
Sáng danh Chúa cả trong tôi…
Lúc này tôi nói trước mặt chú, chứ lúc ngồi ở đây tôi vẫn lặp đi lặp lại suốt.…
Khu vườn rộng khoảng một dexiatin(1) hay hơn một chút, chỉ trồng cây xung quanh dọc theo bốn dãy rào: táo, thích, bồ đề, phong. Giữa vườn là một khoảng trống, một bãi cỏ mà mùa hè người ta cắt được mấy pud(2) cỏ khô. Mùa xuân bà chủ cho thuê vườn lấy mấy rúp. Cũng có những luống ngấy, lý gai, phúc bổn tử nhưng đều ở gần hàng rào; vườn rau ở ngay cạnh nhà, nhưng mới trồng gần đây thôi. Dmitri Fedorovich đưa khách đến một góc vườn xa nhà nhất. Ở đấy, giữa đám bồ đề san sát và những bụi cây lâu đời - phúc bồn tử và cơm cháy, tú cầu và tử đinh hương, - bỗng xuất hiện một cái gì tựa như di tích một chòi hóng mát màu lục rất lâu năm đã sạm đen và xiêu vẹo, tường chấn song, nhưng trên có mái che và vẫn còn có thể trú mưa được. Cái chòi dựng lên không biết tự bao giờ, nghe đâu từ năm chục năm trước, theo lệnh ông chủ nhà hồi bấy giờ là Alecxandr Karlovich Smidt, một trung tá về hưu. Mọi cái đã mục nát hết, sàn đã mục, ván sàn lung lay, gỗ bốc mùi ẩm mốc. Trong chòi còn một chiếc bàn gỗ sơn màu lục, chân bàn chôn xuống đất, xung quanh có những chiếc ghế dài, cũng sơn màu lục, còn ngồi được Aliosa nhận thấy ngay anh mình đang hân hoan, nhưng vào trong chòi, anh thấy trên bàn nửa chai cognac và cái ly nhỏ.
- Đấy là cognac! - Mitia cất tiếng cười hô hổ. - Chú nhìn như thế hẳn là chú nghĩ bụng: "lại say sưa", thế chứ gì? Nhưng đừng tin cái bề ngoài.
Đừng tin đám đông hão huyền và dối trá.
Hãy quên đi những ngờ vực trong lòng(3)
Tôi không nghiện ngập đâu, tôi "nhấm nháp chơi" thôi, như thằng Rakitin chó đểu của chú vẫn nói, nó rồi sẽ leo lên đến chức quan tham bậc năm và sẽ luôn luôn nói là "tôi nhấm nháp chơi" thôi mà. Ngồi xuống đây. Tôi muốn ôm lấy chú, Aliosa ạ, ghì chặt chú vào ngực đến làm chú chết bẹp, bởi vì trên đời này… thực sự là thực sự. (chú nên hiểu, nên hiểu cho rõ ) tôi chỉ yêu có chú thôi!
Câu sau cùng anh ta nói gần như trong cơn điên loạn.
- Chỉ có chú và một ả "đốn mạt", tôi mê ả và vì thế mà đời tôi đi đứt Nhưng mê không có nghĩa là yêu. Có thể mê mà vẫn căm ghét. Chú hãy nhớ lấy! Bây giờ còn đang vui vẻ, tôi nói với chú vậy đấy. Hãy ngồi xuống bên bàn này, còn tôi sẽ ngồi bên cạnh, sẽ nhìn chú và nói luôn miệng. Chú sẽ cứ im lặng, còn tôi sẽ cứ nói, bởi vì kỳ hạn đã đến rồi. Nhưng chú ạ… tôi nghĩ rằng nên nói thực khẽ, vì ở đây… Ở đây… có thể có những cái tai nghe trộm hết sức bất ngờ. Tôi sẽ nói rõ hết, thì tôi đã bảo là còn phần tiếp theo mà. Tại sao tôi nóng lòng gặp chú, ban nãy tôi khao khát gặp chú, suốt mấy ngày qua và cả bây giờ nữa? (Tôi bỏ neo ở đây đã năm ngày rồi). Suốt mấy ngày ấy? Bởi vì tôi sẽ nói hết chỉ với một mình chú thôi, bởi vì cần phải như thế, bởi vì tôi cần chú bởi vì ngày mai tôi sẽ lộn nhào từ trên mây xuống, bởi vì ngày mai cuộc đời sẽ chấm dứt và lại sẽ bắt đầu. Có bao giờ chú cảm thấy, có bao giờ chú mơ thấy mình rơi từ trên cao xuống vực sâu không? Thế mà bây giờ tôi đang rơi xuống đấy, rơi thực chứ không phải là trong chiêm bao đâu. Nhưng tôi không sợ, chú cũng đừng sợ. Nghĩa là tôi có sợ, nhưng lại khoái trá. Kể ra không phải là khoái trá, mà là hân hoan… Ở mà quỷ thật, đằng nào mà chả vậy? Tinh thần mạnh mẽ, tinh thần yếu đuối, tinh thần đàn bà, cũng thế cả mà thôi! Ta hãy ca ngợi thiên nhiên: chú xem đây. Ánh nắng chan hoà, trời trong veo, cây lá xanh tươi còn đang là mùa hè, mới hơn ba giờ chiều, yên anh! Chú đi đâu vậy?
- Tôi đến thăm ba, nhưng định ghé qua chỗ Ekaterina Ivanovna đã.
- Đến nhà nàng rồi về nhà ba! Ôi chao! Thật là trùng hợp! Chú có biết vì sao tôi gọi chú, vì sao tôi mong chú, vì sao tôi khát khao mong mỏi bằng tất cả mọi ngóc ngách tâm hồn, thậm chí bằng cả xương sườn tôi không? Chỉnh là để nhờ chú thay tôi đến gặp ba, rồi đến Ekaterina Ivanovna và giải quyết cho dứt cả với nàng và với ba. Nhờ một thiên thần đi hộ tôi. Tôi có thể nhờ bất cứ ai dĩ nhiên hộ, nhưng tôi cần nhờ một thiên thần kia. Thế mà chính chú lại đang đến gặp nàng và ba.
- Anh muốn nhờ tôi đi thật à? - Aliosa thốt lên, mặt lộ vẻ đau đớn.
- Khoan, chú biết điều đó mà. Tôi thấy rằng chú hiểu hết ngay tức thì. Nhưng chú đừng nói gì, đừng nói gì vội, đừng thương hại và đừng khóc!
Dmitri Fedorovich đứng dậy, nghĩ ngợi và đặt một ngón tay lên trán.
- Nàng mời chú đến, nàng gửi cho chú một lá thư hay nhắn nhe gì đó, vì thế chú mới đến, không thì chú đến làm gì?
- Thư đây. Aliosa lấy lá thư ở trong nói. Mitia lướt mắt đọc nhanh.
- Và chú đi tắt lối sau! Tạ ơn thần linh đã xui khiến chú đi lối sân sau, vì thế bất đồ chú chạm trán với tôi, như con cá vàng rơi vào tay lão già đánh cá ngu độn trong truyện cổ tích(4). Này nghe đây Aliosa, nghe đây, chú em. Bây giờ tôi định nói hết đấy. Bởi vì cũng phải nói với người nào chứ. Tôi đã nói với thiên thần trên trời rồi; nhưng phải nói cả với thiên thần dưới đất nữa. Chú là thiên thần dưới đất. Chú sẽ nghe cho hết, chú sẽ phán xét, và chú sẽ tha thứ… Mà tôi lại cần một người cao quý nhất tha thứ cho tôi. Này chú ạ, nếu có hai người bỗng nhiên bứt khỏi tất cả những gì là trần tục và bay vào cõi siêu phàm, hay ít ra là một trong hai người và trước khi bay đi biệt tích hay lìa đời, người đó đến nói với người kia: hãy làm cho tôi điều này điều nọ, những điều như thế người ta không bao giờ cầu xin, mà chỉ khi sắp chết mới có thể nói ra được, vậy thì người kia lẽ nào lại không làm… nếu như đấy là người bạn, người em?
- Tôi sẽ làm, nhưng anh nói rõ đấy là việc gì đi và nói nhanh lên. - Aliosa nói. - Nói nhanh lên…
- Hừm. Đừng vội, Aliosa ạ, chú vội vã và lo lắng. Bây giờ không cần gì phải vội. Bây giờ thế giới đi ra con đường mới rồi. ói chao, Aliosa, tiếc rằng chú chưa bao giờ hứng chí lên! Ờ mà tôi nói gì thế nhỉ? Có tôi mới không biết hứng chí thì có! Tôi thật là đần độn.
Người ơi, hãy giữ lấy tấm lòng thanh cao(5)
Thơ của ai đấy nhỉ?
Aliosa quyết định chờ đợi. Anh hiểu rằng mọi công việc của anh có lẽ quả thực chỉ là ở đây thôi. Mitia nghĩ ngợi một lát, chống khuỷu tay lên bàn và gục đầu vào lòng bàn tay. Cả hai cùng im lặng.
- Aliosa, - Mitia nói, - chỉ có chú là không cười! Tôi muốn bắt đầu… Lời xưng tội của tôi… bằng bài thơ ca tụng niềm vui của Siller, An die Frende!(6) Nhưng tôi không biết tiếng Đức, tôi chỉ biết An die Frende. Đừng tưởng tôi say đâm ra ba hoa đâu. Tôi chằng say tý nào. cognac là cognac, nhưng tôi phải uống hai chai mới say.
Thần Xilen gương mặt đỏ hồng
Ngất ngưởng ưên con lừa loạng choạng(7)
mà tôi uống chưa đến một phần tư chai và tôi không phải là Xilen. Không phải là Xilen nhưng lại rất khỏe, vì tôi đã có một quyết định không bao giờ thay đổi nữa. Chú tha thứ cho tôi cái trò chơi chữ(8) hôm nay chú phải bỏ quá cho tôi nhiều điều; chứ đừng nói gì đến chuyện chơi chữ. Đừng lo, tôi không thể kể lể con cà con kê đâu, tôi nói chuyện thiết thực và vào việc ngay đây. Tôi sẽ không quá quắt như một tên Do Thái đâu. Khoan, thế nào nhỉ…
Mitia ngẩng đầu lên, nghĩ ngợi và bỗng hân hoan bắt đầu đọc:
Rụt rè, trần truồng và mọi rợ(9)
Người nguyên thuỷ ẩn mình trong hang đá
Người du cư lang bạt trên ruộng đồng
Tàn phá sạch trơn hoa lợi
Người săn thú mang giáo đeo cung tên
Hung hăng lùng sục trong rừng rậm
Khốn thương thay kẻ gió dập sóng vùi

Trôi dạt rời bến hoang dại
Từ đỉnh Olimp cao vòi vọi
Mẹ Xere xuống chốn trần gian
Tìm nàng Prozerpin bị bắt cóc(10)
Trước mắt nữ thần, cõi thế gian hoang vu mọi rợ
Không chỗ trú ngụ, không vật cũng lễ.
Không một đền thờ
Biểu hiện lòng tôn kính thần linh

Tiệc trần gian không còn ngời ngợi
Quả ngon đồng nội, nho thơm ngọt ngào
Chỉ còn những mảnh than xác bốc khói
Trên bàn thờ đẫm máu
Mắt buồn rười rượi, nữ thần Xere nhìn khắp cõi trần.
Chỉ thấy nơi nơi
Con người chìm ngập trong sỉ nhục.

Từ lồng ngực Mitia bỗng bật ra tiếng nức nở. Chàng vồ lấy Aliosa:
- Bạn ơi, bạn ơi, chìm ngập trong sỉ nhục và bây giờ cũng vẫn chìm trong sỉ nhục. Con người trên trái đất phải chịu đựng quá nhiều, quá nhiều tai hoạ! Đừng nghĩ rằng tôi chỉ là một kẻ thô bỉ mặc áo sĩ quan, uống cognac và trác táng. Chú ạ, tôi gần như chỉ nghĩ đến chuyện ấy, nghĩ về con người chịu khuất nhục, nếu như tôi không nói dối. Thề có trời, bây giờ tôi không nói dối và không tự tâng bốc mình. Tôi nghĩ đến kẻ khuất phục, vì kẻ đó chính là tôi.
Bằng sức mạnh tâm hồn
Muốn vượt ra khỏi sự thấp hèn
Con người hãy kết mối liên minh đời đời
Với Mẹ đất cổ xưa(11)
Nhưng vấn đề là: tôi làm thế nào để kết nối liên minh đời đời với Mẹ Đất! Tôi không hôn đất, không xé toang ngực đất: tôi làm sao có thể trở thành người cày ruộng hay người chăn gia súc! Tôi dĩ nhiên mà không biết mình rơi vào chỗ hôi thối và ô nhục hay đi tới ánh sáng và niềm vui. Tai hoạ là ở đấy, bởi vì mọi cái trên đời đều bí ẩn! Khi tôi ngụp sâu trong vũng bùn truỵ lạc ô nhục (mà với tôi thì chỉ có thế thôi) bao giờ tôi cũng đọc bài thơ về Xere và về con người. Nó có làm tôi sửa đổi được không? Không bao giờ! Bởi vì tôi là Karamazov. Chỉ vì khi tôi rơi xuống vực thì rơi thẳng tuột, đầu lộn xuống dưới, chân ngược lên trời, thậm chí tôi lấy làm hài lòng vì mình rơi chính ở tư thế như vậy và cho rằng đối với mình như thế là đẹp. Và chính giữa lúc nhục nhã như vậy tôi bỗng hát bài tụng ca. Cho dù tôi đáng bị nguyền rủa, cho dù tôi hèn hạ và đê tiện, nhưng hãy cho tôi hôn gấu bộ áo mà Chúa Trời của tôi khoác trên người: cho dù tôi vẫn đi theo quỷ nhưng tôi vẫn là con của Ngài, ôi Chúa Trời, tôi yêu Ngài, tôi cảm thấy niềm vui sướng mà thiếu nó thì thế gian này không đứng vững và không tồn tại.
Niềm vui vĩnh cửu
Nuôi dưỡng linh hồn sáng tạo,
Sức mạnh lên men bí ẩn
Khơi bùng lửa thiêng trong chiếc chén đời(12)
Cám dỗ cỏ cây hướng về ánh sáng.
Biến hỗn mang thành những mặt trời
Chói lọi khắp mọi miền không gian
Ngoài vòng quyền uy của nhà chiêm tinh học,
Muôn loài biết thở dưới trần gian
Uống niềm vui trên ngực thiên nhiên tốt lành.
Niềm vui lôi cuốn vạn vật
Và mọi dân tộc
Đem lên cho ta bạn bè trong cơn hoạn nạn
Nước nhỏ ngọt ngào, vòng hoa các nữ thần Duyên dáng(13)
Đem lại dục tình cho sâu bọ,
Thiên thần sẽ đến hầu Thượng đế.
Nhưng thơ với thẩn đủ rồi! Tôi đã rơi nước mắt, chú cứ để cho tôi khóc một chút. Mặc dù như thế là dớ dần, thiên hạ sẽ cười chê, nhưng chú vẫn không. Đấy kia, mắt chú rực lên. Thơ với thẩn đủ rồi. Bây giờ tôi muốn nói với chú về loài sâu bọ được Thượng đế ban cho dục tình:
Đem lại dục tình cho sâu bọ,
Chú ạ, tôi chính là thứ sâu bọ, câu ấy nhằm nói về tôi. Cả dòng họ Karamazov chúng ta đều thế cả, ngay cả chú, tuy chú là thiên thần, con sâu ấy vẫn sống trong chú và gây nên bão táp trong máu chú. Đấy là bão táp, bởi vì dục tình là bão táp, còn hơn cả bão táp nữa kia! Sắc đẹp thật đáng sợ, và khứng khiếp! Đáng sợ vì nó là cái không thể xác định được, và không thể xác định được là bởi Trời chỉ cho ta những câu đố hóc hiểm. Ở đây hai cái bờ gặp nhau. Ở đây mọi mâu thuẫn cùng chung sống. Chú ạ, học vấn của tôi rất ít ỏi, nhưng tôi lại nghĩ nhiều về điều đó. Cơ man nào là bí mật! Quá nhiều bí ẩn đè nặng lên con người trên cõi trần. Hãy cố mà giải đáp và khéo tìm kế thoát thân. Tôi không thể chịu đựng nổi khi một người có tấm lòng cao cả và anh minh khởi đầu từ lý tưởng của Madona mà kết thúc bằng lý tưởng Xodom(14). Đáng sợ hơn nữa là kẻ có lý tưởng Xodom trong tâm hồn mà vẫn không phủ nhận lý tưởng Madona, và vì thế trái tim hắn thực sự rực cháy, thực sự rực cháy như trong những năm tuổi trẻ trắng trong. Không, con người rộng lớn lắm, thậm chí quá rộng lớn, tôi muốn thu hẹp nó lại. Có quỷ biết thế là thế nào, vậy đấy! Cái mà đối với trí tuệ là sự nhục nhã thì đối với trái tim lại hoàn toàn là cái đẹp. Xodom có cái đẹp của nó không? Hãy tin rằng đối với đa số người, Xodom có cái đẹp, chú có biết điều bí mật ấy hay không? Điều khủng khiếp là cái đẹp không chỉ đáng sợ, mà còn bí ẩn nữa. Ở đây quý và Chúa Trời giao tranh với nhau, mà chiến trưởng là trái tim con người. Mà thôi, ai đau ở đâu thì nói về nỗi đau ấy. Nghe đây, bây giờ đi ngay vào việc.

Chú thích:
(1) 1 dexiatin bằng 1.0925 ha (N.D).
(2) 1 pud = 16.38 kg (N.D).
(3) Mấy câu thơ của Nekraxov N. A, trong bài "Khi từ trong bóng tối của lầm lạc…"
(4) ý nói truyện cổ tích "Ông lão đánh cá và con cá vàng" của A. Puskyn (N.D)
(5) Câu đầu trong bài thơ nổi tiếng của Goethe: Das Goethche ("Sự thánh thần") (N.D).
(6) Tiếng Đức trong nguyên bản: đến với niềm vui!
(7) Thần Xilen *theo thần thoại Hy lạp) là người dạy dỗ đồng thời là bạn đồng hành của thần rượu nho Dionidox. Xilen thường được miêu tả là một ông già hói, vui tính, đôn hậu, luôn luôn say khướt, đeo túi da đựng rượu nho (N.D).
(8) Xilen, tính từ ngắn đuôi trong nấng Nga, có nghĩa là "khoẻ", vì thế Mitia mới nói đến trò chơi chữ (N.D).
(9) Mitia mở đầu lời tự thú của mình bằng bài thơ "Ngày hội Elevzinxki" của Siller: đây là khổ hai, ba, bốn của bài thơ.
(10) Theo thần thoại Hy Lạp. Xere là con gái của Sartun và Rea, bà là nữ thần chủ trì đất đai canh tác. Xere có với Zơt một con gái là Prozerpin, Prozerpin bị thần âm phủ bắt cóc về làm vợ (N.D).
(11) Nửa đầu khổ thơ thứ bảy trong bài thơ nói trên của Siller.
(12) Trích bài thơ "Đến với niềm vui" của Siller.
(13) Ba nữ thần con của Zớt và Afrodita (N.D).
(14) Madona, tiếng Ý, tức là Đức Mẹ đồng trinh Marfa. Theo sự tích Kinh Thánh. Xodom là một thành phố gần cửa đông Juocđanh, dân ở đây sống đồi truỵ. Chúa Trời phun lửa diêm sinh xuống để trừng phạt. Xodom ở đây có nghĩa là sự hỗn loạn, đồi truỵ (N.D).

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Spoiler:

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Spoiler:

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Spoiler:

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Spoiler:

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Spoiler:

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Spoiler:

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Spoiler:

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Spoiler:

๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
๑۩۞๖ۣۜKu•๖ۣۜMa۞۩๑
  • Acvite member

Spoiler:


Sponsored content

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Về đầu trang

 
Copyright © 2014 All Rights Reserved. - Skin by : Quý ròm
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Tài khoản:

Mật khẩu:

Ghi nhớ?